ĐHCĐ Tập đoàn Novaland

27/04/2021 15:42 Chiều
Rate this post

ĐHCĐ Tập đoàn Novaland: Giá trị quỹ đất hiện tại vào khoảng 45 tỷ USD, bổ sung thêm 10.000ha trong 10 năm tới, khởi động BĐS công nghiệp

Năm 2021, tập đoàn Novaland dự kiến doanh thu ước tính hơn 27.000 tỷ đồng, lợi nhuận là khoảng 4.100 tỷ đồng, đặt mục tiêu bổ sung quỹ đất thêm 10.000ha trong 10 năm tới. Đồng thời, khởi động chiến lược lấn sân sang BĐS công nghiệp.

 

Đó là những kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh lâu dài Ban lãnh đạo tập đoàn Novaland vừa chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên 2021 của tập đoàn này vừa được tổ chức sáng 27/4.

Một trong những nội dung đáng chú ý được các cổ đông Novaland quan tâm đó là quỹ đất hiện tại của tập đoàn cũng như những kế hoạch phát triển quỹ đất các năm tới. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Novaland tiết lộ, Quý I/2021, Novaland ghi nhận quỹ đất hơn 5.400ha, Tổng giá trị phát triển dự án (Gross Development Value – GDV) của quỹ đất này ước đạt gần 45 tỷ USD.

Đại diện tập đoàn cho biết dựa trên những thành quả đầu tiên sau 3 năm triển khai các “đại dự án” tại Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận; Tập đoàn sẽ xem xét và mở rộng quỹ đất tại một số địa phương như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… Mục tiêu đến năm 2030 bổ sung thêm 10.000ha, nâng tổng số quỹ đất lên 15.000ha để chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Vị lãnh đạo này cũng rằng tập đoàn đều cân nhắc các yếu tố về tiềm năng du lịch, khả năng kết nối hạ tầng và sự ủng hộ của chính quyền địa phương với mục tiêu biến nơi đó thành điểm đến du lịch mới, góp phần xây dựng kinh tế vùng, tương tự như cách chúng tôi đang làm tại Bình Thuận với NovaWorld Phan Thiet, Centara Mirage Mui Ne Resort, PGA Golf và BR-VT với NovaWorld HoTram.

Đây cũng là chiến lược giai đoạn 2 mà Novaland đã và đang thực hiện sau giai đoạn phát triển chủ yếu BĐS nhà ở tại Tp.HCM (2007-2017). Hiện Novaland đang tập trung phát triển các khu đô thị vệ tinh, tổ hợp BĐS du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí. Năm 2020, tập đoàn này đã sử dụng tới 1 tỷ USD để M&A quỹ đất lớn ở nhiều địa phương, nâng quỹ đất phát triển BĐS du lịch lên tới 856ha, chủ yếu ở Bình Thuận, Vũng Tàu. Ngoài ra, Novaland hiện sẽ tiếp tục tìm kiếm các quỹ đất khác ở Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu,… để phát triển khu đô thị và Đà Lạt – Lâm Đồng, Nha Trang, Phan Thiết,… để phát triển BĐS du lịch. Dự kiến sẽ bổ sung thêm 10.000ha đất trong 10 năm tới, nâng quỹ đất lên khoảng 15000ha.

Bên cạnh quỹ đất phát triển BĐS du lịch, dự kiến kể từ năm nay, Novaland sẽ nghiên cứu, đầu tư thêm vào mảng BĐS công nghiệp tại các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An,… với thương hiệu Nova Industria Park.

Tại Đại hội, Cổ đông cũng đặt câu hỏi về tờ trình cho NovaGroup được mua lại cổ phần Novaland mà không cần chào mua công khai. Trả lời câu hỏi này, đại diện Novaland lý giải đây thực chất là do hoạt động tái cấu trúc, việc chuyển nhượng có ý nghĩa là sự hoán đổi cổ phiếu của Cổ đông từ cổ phiếu Novaland thành cổ phiếu của NovaGroup. Theo đó, tỷ lệ sở hữu thực tế của các Cổ đông lớn về bản chất là không bị giảm tỷ lệ sở hữu, mà việc này càng chứng minh cho tính cảm kết lâu dài của Cổ đông lớn đối với Novaland.

Mục tiêu hướng tới 27.500 tỷ đồng doanh thu, 4.100 tỷ đồng lợi nhuận

Bên cạnh chiến lược gia tăng quỹ đất, Ban tổng Giám đốc Novaland cũng đã báo cáo các cổ đông về kế hoạch kinh doanh trong năm 2021 với mục tiêu việc đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay đạt gần 27.500 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với kết quả đạt được trong năm 2020.

 

Lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.100 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với thực hiện năm trước. Riêng với việc chia cổ tức năm 2021 công ty tạm thời chưa có kế hoạch.

Doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ việc kinh doanh và phát triển 23 dự án, trong đó có 15 dự án tại TP HCM và các dự án còn lại ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa. Nhiều dự án lớn đang trong quá trình xây dựng như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, The Grand Manhattan tại Quận 1, Aqua City tại Đồng Nai…

Thời gian tới Novaland sẽ phát triển thêm 2 dự án mới bao gồm một dự án nhà ở tại khu Đông TP HCM và một dự án nghỉ dưỡng tại một trong ba tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng.

Các dự án nằm trong kế hoạch bàn giao năm nay gồm: Aqua City (Đồng Nai), NovaHills Mui Ne Resort & Villas, NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) và NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong đó, dự án Novaworld Phan Thiet có giá trị đầu tư khoảng 5 tỷ USD sẽ bắt đầu bàn giao từ quý II năm nay.

Tại đại hội, đại diện Novaland cũng cho biết ba Dự án trọng điểm NovaWorld Ho Tram (BR-VT), NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), và Aqua City (Đồng Nai) sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai để được ghi nhận doanh thu, lợi nhuận trong vòng 3 năm tới, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu. Dự kiến, tổng lợi nhuận giai đoạn 2021 – 2023 thu được từ 3 “siêu” Dự án này ước đạt 2 tỷ đô-la Mỹ.

Ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Novaland cho biết, các dự án Novaland đang phát triển bám trụ vào các đường cao tốc quốc gia và đều được hấp thụ tốt.

Sẽ tăng vốn điều lệ bổ sung vốn kinh doanh

Tại Đại hội, cổ đông cũng đặt câu hỏi về tờ trình cho NovaGroup được mua lại cổ phần Novaland mà không cần chào mua công khai. Trả lời câu hỏi này, đại diện Novaland lý giải đây thực chất là do hoạt động tái cấu trúc, việc chuyển nhượng có ý nghĩa là sự hoán đổi cổ phiếu của Cổ đông từ cổ phiếu Novaland thành cổ phiếu của NovaGroup. Theo đó, tỷ lệ sở hữu thực tế của các cổ đông lớn về bản chất là không bị giảm tỷ lệ sở hữu, mà việc này càng chứng minh cho tính cảm kết lâu dài của Cổ đông lớn đối với Novaland.

Novaland cũng giới thiệu việc thời gian tới, Novaland cùng với các thành viên của NovaGroup là Nova Service Group (lĩnh vực Bán lẻ, dịch vụ, cộng đồng), Nova Consumer Group (gồm các mảng kinh doanh Nông nghiệp + Hàng tiêu dùng) cùng với các đối tác chiến lược sẽ tạo nên hệ sinh thái dịch vụ tiện ích đầy đủ cho các dự án của Novaland. “Đây sẽ là yếu tố bổ trợ mạnh mẽ cho các Dự án Novaland, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và nâng tầm phong cách sống cho các Khách hàng. Các ngành bổ trợ thuộc NovaGroup là các công ty có đội ngũ riêng, chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, tách bạch rõ ràng và minh bạch để nhà đầu tư yên tâm về sự chuyên nghiệp trong đầu tư vốn và vận hành của Novaland”, đại diện Novaland chia sẻ.

Giải thích lý do có sự điều chỉnh 2 lần về việc xin tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể là dùng nguồn thặng dư từ vốn cổ phần trong năm 2020, đại diện Novaland cho biết các trái chủ của trái phiếu chuyển đổi quốc tế thực hiện quyền đổi trái phiếu thành cổ phiếu nên số lượng cổ phần phổ thông liên tục thay đổi.

Mỗi lần thực hiện thủ tục chuyển đổi là khoảng 1 tháng nên dự kiến chia thặng dư trong năm 2020 không thực hiện được do số lượng phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ lớn hơn số lượng mà Nghị quyết lần 1 đã duyệt. Vì vậy, HĐQT đã trình lại Cổ đông lần 2, có kèm theo tổng số lượng cổ phần tăng lên là số tuyệt đối, phù hợp với qui định của UBCKNN, để khi thực hiện chia cổ phiếu thưởng sẽ không bị ảnh hướng bởi việc vốn điều lệ có thay đổi do các trái chủ thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phần.

Theo phê duyệt của Nghị quyết lần 2 liên quan đến sử dụng nguồn thặng dư dựa trên số liệu của BCTC năm 2020, số tiền thặng dư dùng chia là hơn 3.800 tỷ đồng, quy ra mức tối đa cứ 100 cổ phiếu đang sở hữu thì cổ đông sẽ được thưởng tối đa khoảng 36 cổ phiếu, tương đương 36%. Trong năm sau, số dư thặng dư có thể dùng để chia cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu hiện hữu theo qui định của pháp luật tối thiểu hơn 4.000 tỷ.

Ngoài ra, để có nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh và đầu tư, HĐQT Novaland trình cổ đông thông qua phương án phát hành tối đa 40 triệu cổ phiếu ưu đãi trong năm nay, giá chào bán cụ thể do HĐQT thỏa thuận, đàm phán với các nhà đầu tư.

Nếu đợt phát hành nói trên diễn ra thành công, vốn điều lệ của Novaland sẽ tăng lên gần 10.263 tỷ đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có kế hoạch phát hành ESOP với tỷ lệ tối đa 1,5% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tính tại thời điểm phát hành. Thời gian thực hiện dự kiến chậm nhất đến quý I/2022.

 

Trích nguồn: https://cafef.vn/

 

Tin tức khác

0938.03.77.06